Nhật Bản Những điều cần biết

TẤT TẦN TẬT VỀ NHẬP QUỐC TỊCH NHẬT

Vì có nhiều bạn hỏi xoay quanh vấn đề nhập quốc tịch nên hôm nay Nhật Bản – Những Điều Cần Biết xin chia sẻ về chủ đề nhập quốc tịch Nhật nhằm giúp các bạn hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của việc nhập quốc tịch và đưa ra sự lựa chọn phù hợp giữa nhập quốc tịch và xin vĩnh trú nha.

1. NHẬP QUỐC TỊCH ( 帰化 ):

Khi nhập quốc tịch Nhật bạn sẽ trở thành công dân Nhật và được hưởng mọi chế độ ưu đãi như người Nhật.Con bạn sinh ra sẽ mang quốc tịch Nhật, còn visa vĩnh trú con bạn sinh ra tại Nhật vẫn mang quốc tịch Việt Nam.Không giới hạn việc làm, thậm chí bạn có thể xin làm công viên nhân chức nhà nước.Không bị tước tư cách kể cả khi bạn phạm tội.Tín dụng cao, dễ vay tiền mua nhà, mua xe,…

2. ĐIỀU KIỆN XIN NHẬP QUỐC TỊCH:

2.1 Điều kiện cư trú:

2.1.1 Bạn phải sống liên tục ở Nhật 5 năm trở lên, có đăng kí hộ tịch, trong 5 năm đó phải có ít nhất 3 năm đi làm ở các công ty với tư cách visa đi làm 就労ビザ .

Ví du: visa của bạn là du học sinh, bạn sống ở Nhật 6 năm, trong thời gian đó bạn chỉ làm アルバイト thì bạn KHÔNG đủ điều kiện xin nhập quốc tịch.

Bạn là du học sinh học 5 năm, tốt nghiệp đi làm chính thức 2 năm thì dù tổng thời gian ở Nhật 7 năm nhưng KHÔNG đủ điều kiện xin quốc tịch.

2.1.2 Bạn sống ở Nhật trên 10 năm và đi làm chính thức từ 1 năm trở lên với tư cách visa đi làm 就労ビザ.

Ví dụ: bạn đi học với tư cách visa du học sinh 9 năm, sau đó tốt nghiệp đi làm được 1 năm với tư cách visa 就労ビザ thì bạn đủ tư cách xin nhập quốc tịch.

Nếu bạn sống ở Nhật liên tục nhưng trong 1 năm bạn lại ra khỏi nước Nhật tổng số ngày vượt quá 150 ngày hoặc 1 lần vượt quá 90 ngày liên tục thì ban thẩm tra sẽ đặt nhiều nghi vấn về trường hợp của bạn, kết quả bạn sẽ RẤT KHÓ xin nhập quốc tịch nhưng KHÔNG PHẢI LÀ HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC. Trong trường hợp này thường bạn phải nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư.

2.1.3 Trường hợp đặc biệt:

Con của những người trước đây mang quốc tịch Nhật nhưng hiện tại bây giờ mang quốc tịch khác, chỉ cần sống ở Nhật liên tục 3 năm trở lên ( KHÔNG tính trường hợp con nuôi ).

Con của người có tư cách VĨNH TRÚ ĐẶC BIỆT sinh ra ở Nhật, chỉ cần sống ở Nhật liên tục 3 năm trở lên.Người nước ngoài kết hôn với người Nhật, sống liên tục ở Nhật 3 năm trở lên.

Người nước ngoài kết hôn với người Nhật có hôn thú 3 năm trở lên và sống liên tục ở Nhật 1 năm trở lên.

Ba hoặc mẹ hoặc cả 2 là người Nhật nhưng bản thân không mang quốc tịch Nhật, nếu trở về Nhật sống sẽ đủ tư cách nhập quốc tịch Nhật mà không đòi hỏi thời gian sinh sống bao lâu. ( KHÔNG tính trường hợp con nuôi ).

Cha hoặc mẹ người nước ngoài tái hôn với người Nhật, con riêng của người nước ngoài dưới tuổi vị thành niên sang Nhật và ở liên tục ở Nhật 1 năm trở lên.

Người Nhật sống ở hải ngoại thôi quốc tịch Nhật muốn khôi phục lại quốc tịch Nhật. Tuy nhiên, nếu là người nước ngoài đã nhập quốc tịch 1 lần sau đó lại từ bỏ quốc tịch Nhật chuyển sang quốc tịch mới thì sẽ KHÔNG thể khôi phục quốc tịch Nhật 1 lần nữa.Người sinh ra ở Nhật nhưng là KHÔNG CÓ QUỐC TỊCH sống ở Nhật 3 năm trở lên.

2.2 ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC:

Người xin nhập quốc tịch phải thỏa mãn 20 tuổi trở lên, trường hợp dưới 20 tuổi thì phải làm hồ sơ cùng với ba mẹ. Tuy nhiên vì hồ sơ nhập quốc tịch buộc bạn phải thôi quốc tịch cũ nên bạn phải thỏa mãn điều kiện đủ tuổi trưởng thành đối với quốc tịch cũ ( ví dụ: Singapore tuổi trưởng thành là 21 tuổi ).

Đối với các trường hợp đặc biệt như nêu ở phần 2.1.3 thì dưới 20 tuổi vẫn đủ điều kiện xin nhập quốc tịch.

2.3 ĐIỀU KIỆN HÀNH VI:

Về nguyên tắc là đóng các loại thuế, đóng nenkin, bảo hiểm sức khỏe đầy đủ không phạm tội, không vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông, không bạo hành gia đình.

2.4 ĐIỀU KIỆN SINH KẾ:

Không có 1 quy định cụ thể về thu nhập cũng như số dư trong tài khoản phải bao nhiêu mới có khả năng xin nhập quốc tịch nhưng phải bảo đảm rằng thu nhập của bạn bảo đảm cuộc sống của bản thân nếu bạn sống độc thân hoặc của cả gia đình nếu bạn có vợ, con.

Ngay cả khi bạn nợ ngân hàng, vẫn đang trả loan xe, loan nhà,…vẫn không có vấn đề khi bạn xin nhập quốc tịch nhưng bạn phải chứng minh rằng bạn có khả năng chi trả các khoản bạn đang nợ và có kể hoạch cụ thể từng tháng rõ ràng.

Nếu bạn kinh doanh và từng bị phá sản, sau 7 năm bạn bắt đầu cuộc sống mới có thu nhập ổn định vẫn đủ điều kiện xin nhập quốc tịch.

Lưu ý: không nên đột ngột bỏ vào tài khoản ngân hàng 1 khoản tiền lớn.

2.5 ĐIỀU KIỆN TUÂN THỦ 1 QUỐC TỊCH:

Về nguyên tắc khi nhập quốc tịch Nhật, bạn phải thôi quốc tịch cũ hoặc ở trạng thái KHÔNG quốc tịch.

2.6 ĐIỀU KIỆN TUÂN THỦ HIẾN PHÁP:

Bạn phải tuân thủ hiến pháp Nhật, không tham gia bất cứ tổ chức phản động quốc gia, không tham gia các tổ chức làm ảnh hưởng đến quốc gia Nhật.

2.7 ĐIỀU KIỆN TRÌNH ĐỘ TIẾNG NHẬT:

Không yêu cầu bạn có trình độ tiếng Nhật cao, chỉ cần có khả năng giao tiếp cơ bản, nghe hiểu trả lời những câu hỏi đơn giản khi phỏng vấn tại văn phòng sở tư pháp là đủ điều kiện nhập quốc tịch.

3. NỘP HỒ SƠ:

Bạn phải nộp hồ sơ tại văn phòng tư pháp địa phương 地方法務局, họ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn, hướng dẫn bạn chi tiết cách điền hồ sơ. Thường mất 2 tuần – 1 tháng để chuẩn bị hồ sơ.

4. THỜI GIAN CHỜ KẾT QUẢ:

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn bắt đầu nộp chính thức, văn phòng tư pháp sẽ đặt vài câu hỏi liên quan nội dung hồ sơ bạn đã điền để xác minh tính trung thực của bạn.

Sau đó, đợi 3 – 4 tháng văn phòng tư pháp sẽ gọi điện thoại cho bạn hẹn lịch phỏng vấn chính thức. Các câu hỏi sẽ xoay quanh thông tin cá nhân của bạn.

Thời gian thẩm tra chính thức mất từ 6 – 10 tháng. Khi có kết quả văn phòng tư pháp sẽ gọi trực tiếp cho bạn để báo kết quả trước khi gửi thông báo chính thức.

Sau khi bạn có kết quả cho phép nhập quốc tịch thì bạn phải lên Đại sứ quán hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam tại Nhật để xin thôi quốc tịch Việt Nam. Thông thường bạn sẽ mất 10 – 12 tháng để có kết quả thôi quốc tịch Việt Nam.

5. LỆ PHÍ THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM:

Khi nộp hồ sơ bạn đóng phí nộp hồ sơ khoảng 5000 yen/ 1 người. Sau khi có kết quả chính thức thôi quốc tịch Việt Nam bạn nộp phí đợt 2 khoảng 24.000 yen/ 1 người. Khi nhận quyết định thôi quốc tịch Việt Nam, bạn phải trả lại Passport Việt Nam tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán Việt Nam.

6. HOÀN TẤT THỦ TỤC NHẬP QUỐC TỊCH:

Khi đã có quyết định thôi quốc tịch Việt Nam, bạn sẽ phải lên Shi làm thủ tục đăng kí hộ tịch, đổi tên, và đổi mọi thông tin cá nhân như bằng lái, sổ ngân hàng..